Mỹ Nghệ Hoa Việt
Tư vấn - thiết kế - thi công nhà thờ Tổ, Từ Đường, Đền, Chùa, Miếu
Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014
Vì sao không chạm rồng 5 móng trong các công trình thờ phụng
Trang trí ở Nhà thờ họ chủ yếu tập trung bên trong công trình và phân thành hai loại chính: Thứ nhất là trang trí trên các cấu kiện kiến trúc (trang trí trên bất động sản), thứ hai là trang trí trên các đồ vật nội thất (trang trí trên động sản). Trang trí trên cấu kiện kiến trúc là những trang trí cố định không thể tháo rời nên thường có cùng phong cách nghệ thuật ở thời kỳ xây dựng, còn các vật dụng nội thất (như bàn thờ, hương án, hạc, lư hương, cửa võng, hoành phi, câu đối…) thường có sự bổ sung, thay đổi theo thời gian nên các trang trí trên mỗi vật dụng có phong cách khác nhau.
Trang trí trên cấu kiện kiến trúc xuất phát từ mục đích vừa làm đẹp vừa làm giảm sự thô mộc, nặng nề của cấu kiện gỗ, song tùy thuộc vào khả năng đầu tư mà mức độ trang trí có thể nhiều, ít khác nhau ở từng Nhà thờ họ. Trang trí trên kiến trúc Nhà thờ họ rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng thuần túy mang tính trang trí (như hình hoa lá, hình kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng (như hình vân xoắn, hình đao mác…). Mặc dù vậy, một số nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng trang trí hình rồng trên kiến trúc, nhưng rất hạn chế và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu đi (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, lá hóa rồng, cá hóa rồng…).
Sở dĩ có đặc điểm này là do các Nhà thờ họ truyền thống còn tồn tại đến nay chỉ có niên đại xây dựng từ cuối thế kỷ XVII tới đầu thế kỷ XX, khi mà Nho giáo đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt. Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử. Nhà thờ họ không phải là nơi thể hiện tính quyền lực, chính vì vậy rất ít sử dụng hình tượng rồng trên kiến trúc. Tuy vậy trên các đồ thờ vẫn thường được chạm rồng do quan niệm thần thánh hóa tổ tiên của người Việt, tất nhiên cũng chỉ được chạm rồng 4 móng mà không được chạm rồng 5 móng.
Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, do những biến động của lịch sử mà ảnh hưởng của Nho giáo trong cuộc sống xã hội ngày càng mờ nhạt đi, các chế định xã hội và cộng đồng cũng lỏng lẻo dần trước những trào lưu văn hóa và những nhu cầu mới. Việc xây dựng Nhà thờ họ vì thế cũng không còn tuân thủ chặt chẽ những quan niệm và ước định vốn có mà trở nên ngày càng đa dạng hơn về quy mô và kiểu thức kiến trúc. Từ giai đoạn này đã xuất hiện những Nhà thờ họ có bố cục mặt bằng phức tạp (chữ Nhị, chữ Đinh, chữ Công, tứ thủy quy đường…) và cả những Nhà thờ họ với các góc đao cong vút.
Cho tới tận ngày nay, nhu cầu xây dựng nhà thờ họ trong xã hội vẫn luôn tồn tại, song nhận thức về “cốt cách” của nhà thờ họ lại khá mơ hồ, thêm vào đó còn bị “nhiễu” bởi những quan niệm và nhu cầu của thời hiện đại. Chính vì vậy đã xuất hiện không ít Nhà thờ họ với phong cách lai tạp, rườm rà mang nặng tính phô trương, đánh mất đi “hồn cốt” của kiến trúc truyền thống Việt nói riêng và bản sắc văn hóa Việt nói chung. Chắc rằng những điều đáng tiếc đó sẽ không xảy ra nếu trước khi bắt tay xây dựng Nhà thờ cho dòng họ, chúng ta để tâm tìm hiểu và chắt lọc những tinh túy trong suy nghĩ và cách làm của người xưa.
Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014
Phong thủy nhà thờ họ - Mỹ Nghệ Hoa Việt
Đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” luôn có trong lòng của mỗi con người Việt Nam. Dù ở nơi đâu trên trái đất này, dù bạn giàu hay nghèo, dù bạn là ông quan cao cả hay một thường dân nghèo khó cũng có một bàn thờ, ấy là thể hiện một lòng thành kính với tổ tiên. Nếu như bàn thờ gia tiên là góc tâm linh của mỗi gia đình thì nhà thờ họ hay từ đường chính là chốn tâm linh của cả một dòng họ. Đó là điểm tựa tinh thần của hiện tại và quá khứ, tạo phúc lành cho con cháu mai sau.
Không chỉ thời cha ông ta ngày xưa, ngày nay quan niệm về xem đất, xem tuổi trước khi tiến hành xây một căn nhà cũng được tính toán thật trọng tỉ mị. Với các khâu quan trọng đó, người ta mong muốn rằng, ngôi nhà sẽ mang lại nhiều lợi lộc, tránh được các điều xấu, ma quỷ. Nhà ở có lối xem phong thủy dựa theo độ tuổi, mệnh của chủ, hướng của đất,.. còn khi xây dựng các khu nhà thờ tổ thì ít dựa tren vấn đề tuổi tác vì nhà thờ họ đại diện cho cả dòng họ, các yếu tố được tính đến như hướng đất, long mạch,.... Chính vì vậy, việc xây dựng nhà thờ họ luôn là công việc quan trọng đòi hỏi sự đầu tư công sức, tiền bạc và cũng như chú trọng về tâm linh, phong thủy.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế, nhu cầu xây dựng nhà thờ họ ngày càng tăng cao song nhận thức về “cốt cách” của nhà thờ họ lại khá mơ hồ, thêm vào đó còn bị “nhiễu” bởi những quan niệm và nhu cầu của thời hiện đại. Chính vì vậy đã xuất hiện không ít Nhà thờ họ với phong cách lai tạp, rườm rà mang nặng tính phô trương, đánh mất đi “hồn cốt” của kiến trúc truyền thống Việt nói riêng và bản sắc văn hóa Việt nói chung.
Không chỉ thời cha ông ta ngày xưa, ngày nay quan niệm về xem đất, xem tuổi trước khi tiến hành xây một căn nhà cũng được tính toán thật trọng tỉ mị. Với các khâu quan trọng đó, người ta mong muốn rằng, ngôi nhà sẽ mang lại nhiều lợi lộc, tránh được các điều xấu, ma quỷ. Nhà ở có lối xem phong thủy dựa theo độ tuổi, mệnh của chủ, hướng của đất,.. còn khi xây dựng các khu nhà thờ tổ thì ít dựa tren vấn đề tuổi tác vì nhà thờ họ đại diện cho cả dòng họ, các yếu tố được tính đến như hướng đất, long mạch,.... Chính vì vậy, việc xây dựng nhà thờ họ luôn là công việc quan trọng đòi hỏi sự đầu tư công sức, tiền bạc và cũng như chú trọng về tâm linh, phong thủy.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế, nhu cầu xây dựng nhà thờ họ ngày càng tăng cao song nhận thức về “cốt cách” của nhà thờ họ lại khá mơ hồ, thêm vào đó còn bị “nhiễu” bởi những quan niệm và nhu cầu của thời hiện đại. Chính vì vậy đã xuất hiện không ít Nhà thờ họ với phong cách lai tạp, rườm rà mang nặng tính phô trương, đánh mất đi “hồn cốt” của kiến trúc truyền thống Việt nói riêng và bản sắc văn hóa Việt nói chung.
Bàn thờ tổ tiên |
Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014
PHONG TỤC THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI VIỆT
Đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” luôn có trong lòng của mỗi con người Việt Nam. Dù ở nơi đâu trên trái đất này, dù bạn giàu hay nghèo, dù bạn là ông quan cao cả hay một thường dân nghèo khó cũng có một bàn thờ, ấy là thể hiện một lòng thành kính với tổ tiên.
Nhà thờ: Các con cháu dòng dõi trong một họ thiết kế, xây dựng chung một nhà thờ Thủy Tổ gọi là mỗ tộc ( Trần tộc, Nguyễn tộc, Lê tộc, Vũ tộc, Đặng tộc, Phạm tộc, Lưu tộc …) từ đường. Khi xây dựng xong nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thủy Tổ, khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không thiết kế xây dựng nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên kiên cố, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời hương hỏa, chi trưởng nam tuyệt thì mới chuyển sang cho chi thứ.
Những họ về chi khác nhau, cũng thiết kế xây dựng nhà thờ tổ tông trong bản chi, gọi là bản chi từ đường.
Những gia đình dòng họ phú quý có gia từ, phụng thờ cao, tằng, tổ, khảo tại bàn chính giữa ( hay gian giữa), các bàn bên cạnh ( hay các gian bên ) thì thờ Thổ công, Táo quân, Nghệ sư, Bà cô, Ông Mãnh …
Gia phả: Nhà thờ nào cũng có cuốn sổ ghi chép theo thứ tự trước sau và họ tên chức tước ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong nhà gọi là gia phả.
Nhà giàu có, có công trạng… thì gia phả ghi chép cả công nghiệp sự trạng cả tổ tông, mả táng tại đâu …
Gia phả để tại nhà thờ, cũng có nhà in phát ra cho mỗi chi một bản để cho con cháu được biết sự tích của tổ tông.
Tế Thủy Tổ: Mỗ năm vào ngày húy nhật ông Thủy tổ, cả họ họp mặt tại nhà thờ, dùng lễ tam sinh, hoặc tùy họ to, họ nhỏ mà dùng bò, lợn để tế tổ. Mỗi tiết thanh minh thì cả họ rủ nhau đi đắp mả tổ, có họ đắp xong thì tế tại mả tổ, có họ thì đem về nhà thờ họ. Các tuần tiết thì chỉ có trưởng nam cúng, trong 3 ngày Tết Nguyên Đán con cháu trong họ đem hương, trầu, cau … đến nhà thờ họ để lễ tổ.
Cúng vái gia tiên: Mỗi tuần, tiết, hoặc ngày kỵ, hoặc mùa mới, gạo mới, hoặc có việc hiếu hỉ …làm một vài mâm cỗ, hoặc dùng đồ hoa quả, bánh trái hoặc thủ lợn mâm xôi, hoặc bát cơm, quả trứng …Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa cũng không thể thiếu cơi trầu, bát nước, rượu và thẻ hương.
Nhà thờ: Các con cháu dòng dõi trong một họ thiết kế, xây dựng chung một nhà thờ Thủy Tổ gọi là mỗ tộc ( Trần tộc, Nguyễn tộc, Lê tộc, Vũ tộc, Đặng tộc, Phạm tộc, Lưu tộc …) từ đường. Khi xây dựng xong nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thủy Tổ, khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không thiết kế xây dựng nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên kiên cố, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời hương hỏa, chi trưởng nam tuyệt thì mới chuyển sang cho chi thứ.
Những họ về chi khác nhau, cũng thiết kế xây dựng nhà thờ tổ tông trong bản chi, gọi là bản chi từ đường.
Từ đường của các chi nhỏ
Những gia đình dòng họ phú quý có gia từ, phụng thờ cao, tằng, tổ, khảo tại bàn chính giữa ( hay gian giữa), các bàn bên cạnh ( hay các gian bên ) thì thờ Thổ công, Táo quân, Nghệ sư, Bà cô, Ông Mãnh …
Gia phả: Nhà thờ nào cũng có cuốn sổ ghi chép theo thứ tự trước sau và họ tên chức tước ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong nhà gọi là gia phả.
Gia phả để tại nhà thờ, cũng có nhà in phát ra cho mỗi chi một bản để cho con cháu được biết sự tích của tổ tông.
Tế Thủy Tổ: Mỗ năm vào ngày húy nhật ông Thủy tổ, cả họ họp mặt tại nhà thờ, dùng lễ tam sinh, hoặc tùy họ to, họ nhỏ mà dùng bò, lợn để tế tổ. Mỗi tiết thanh minh thì cả họ rủ nhau đi đắp mả tổ, có họ đắp xong thì tế tại mả tổ, có họ thì đem về nhà thờ họ. Các tuần tiết thì chỉ có trưởng nam cúng, trong 3 ngày Tết Nguyên Đán con cháu trong họ đem hương, trầu, cau … đến nhà thờ họ để lễ tổ.
Cúng vái gia tiên: Mỗi tuần, tiết, hoặc ngày kỵ, hoặc mùa mới, gạo mới, hoặc có việc hiếu hỉ …làm một vài mâm cỗ, hoặc dùng đồ hoa quả, bánh trái hoặc thủ lợn mâm xôi, hoặc bát cơm, quả trứng …Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa cũng không thể thiếu cơi trầu, bát nước, rượu và thẻ hương.
Tập tục cúng bái gia tiên của cô dâu, chú rể trong ngày cưới
Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014
Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014
Đôi điều tìm hiểu về bàn thờ gia tiên
Khi cha mẹ sống thì theo lễ mà phụng sự cha mẹ, khi cha mẹ chết thì theo lễ mà an táng, khi cúng tế cũng phải theo đúng lễ. Từ ngàn xưa, người dân Việt ta vẫn luôn coi trọng Hiếu Lễ, chẳng thế mà cổ nhân đã đúc kết “tứ thời xuân tại thủ, bách hạnh hiếu vi tiên”( bốn mùa thì mùa xuân là đầu, trăm đức hạnh thì hiếu là trước nhất).
Việc hiếu lễ thể hiện việc cung dưỡng bố mẹ lúc tại thế và lại càng nghiêm cẩn hơn lúc họ đã khuất với tinh thần “sự tử như sự sinh” vậy. Dù biết là sự tử như sự sinh nhưng hiện nay có nhiều người chưa hẳn đã hiểu thờ người đã khuất như thế nào cho đúng lễ. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:
Cha mẹ là người trực tiếp sinh thành , cho ta cuộc sống. Chính vì vậy, báo dưỡng công sinh thành là trách nhiệm của mỗi người con, như thế mới là người có hiếu. Tài liệu nói đến vấn đề này cũng khá nhiều, có thâm viễn và cũng có nông cạn máy móc thiếu hiểu biết. Người viết muốn mang cái sở kiến, sở văn của mình để tổng hợp lại và kiến giải thêm một số vấn đề xung quanh bàn thờ gia tiên. Với hai phạm trù cụ thể là vật thể và phi vật thể.
Vấn đề là phải thờ phụng như thế nào và cách bài trí bàn thờ ra sao và tại sao lại có quan niệm này.
Ảnh: Bàn thờ gia tiên được đặ ngay nhà ở để thờ cúng |
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cha mẹ là người trực tiếp sinh thành , cho ta cuộc sống. Chính vì vậy, báo dưỡng công sinh thành là trách nhiệm của mỗi người con, như thế mới là người có hiếu. Tài liệu nói đến vấn đề này cũng khá nhiều, có thâm viễn và cũng có nông cạn máy móc thiếu hiểu biết. Người viết muốn mang cái sở kiến, sở văn của mình để tổng hợp lại và kiến giải thêm một số vấn đề xung quanh bàn thờ gia tiên. Với hai phạm trù cụ thể là vật thể và phi vật thể.
Vấn đề là phải thờ phụng như thế nào và cách bài trí bàn thờ ra sao và tại sao lại có quan niệm này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)