Nhà thờ: Các con cháu dòng dõi trong một họ thiết kế, xây dựng chung một nhà thờ Thủy Tổ gọi là mỗ tộc ( Trần tộc, Nguyễn tộc, Lê tộc, Vũ tộc, Đặng tộc, Phạm tộc, Lưu tộc …) từ đường. Khi xây dựng xong nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thủy Tổ, khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không thiết kế xây dựng nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên kiên cố, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời hương hỏa, chi trưởng nam tuyệt thì mới chuyển sang cho chi thứ.
Những họ về chi khác nhau, cũng thiết kế xây dựng nhà thờ tổ tông trong bản chi, gọi là bản chi từ đường.
Từ đường của các chi nhỏ
Những gia đình dòng họ phú quý có gia từ, phụng thờ cao, tằng, tổ, khảo tại bàn chính giữa ( hay gian giữa), các bàn bên cạnh ( hay các gian bên ) thì thờ Thổ công, Táo quân, Nghệ sư, Bà cô, Ông Mãnh …
Gia phả: Nhà thờ nào cũng có cuốn sổ ghi chép theo thứ tự trước sau và họ tên chức tước ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong nhà gọi là gia phả.
Gia phả để tại nhà thờ, cũng có nhà in phát ra cho mỗi chi một bản để cho con cháu được biết sự tích của tổ tông.
Tế Thủy Tổ: Mỗ năm vào ngày húy nhật ông Thủy tổ, cả họ họp mặt tại nhà thờ, dùng lễ tam sinh, hoặc tùy họ to, họ nhỏ mà dùng bò, lợn để tế tổ. Mỗi tiết thanh minh thì cả họ rủ nhau đi đắp mả tổ, có họ đắp xong thì tế tại mả tổ, có họ thì đem về nhà thờ họ. Các tuần tiết thì chỉ có trưởng nam cúng, trong 3 ngày Tết Nguyên Đán con cháu trong họ đem hương, trầu, cau … đến nhà thờ họ để lễ tổ.
Cúng vái gia tiên: Mỗi tuần, tiết, hoặc ngày kỵ, hoặc mùa mới, gạo mới, hoặc có việc hiếu hỉ …làm một vài mâm cỗ, hoặc dùng đồ hoa quả, bánh trái hoặc thủ lợn mâm xôi, hoặc bát cơm, quả trứng …Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa cũng không thể thiếu cơi trầu, bát nước, rượu và thẻ hương.
Tập tục cúng bái gia tiên của cô dâu, chú rể trong ngày cưới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét