Khi cha mẹ sống thì theo lễ mà phụng sự cha mẹ, khi cha mẹ chết thì theo lễ mà an táng, khi cúng tế cũng phải theo đúng lễ. Từ ngàn xưa, người dân Việt ta vẫn luôn coi trọng Hiếu Lễ, chẳng thế mà cổ nhân đã đúc kết “tứ thời xuân tại thủ, bách hạnh hiếu vi tiên”( bốn mùa thì mùa xuân là đầu, trăm đức hạnh thì hiếu là trước nhất).
|
Ảnh: Bàn thờ gia tiên được đặ ngay nhà ở để thờ cúng |
Việc hiếu lễ thể hiện việc cung dưỡng bố mẹ lúc tại thế và lại càng nghiêm cẩn hơn lúc họ đã khuất với tinh thần “sự tử như sự sinh” vậy. Dù biết là sự tử như sự sinh nhưng hiện nay có nhiều người chưa hẳn đã hiểu thờ người đã khuất như thế nào cho đúng lễ. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên
thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cha mẹ là người trực tiếp sinh thành , cho ta cuộc sống. Chính vì vậy, báo dưỡng công sinh thành là trách nhiệm của mỗi người con, như thế mới là người có hiếu. Tài liệu nói đến vấn đề này cũng khá nhiều, có thâm viễn và cũng có nông cạn máy móc thiếu hiểu biết. Người viết muốn mang cái sở kiến, sở văn của mình để tổng hợp lại và kiến giải thêm một số vấn đề xung quanh bàn thờ gia tiên. Với hai phạm trù cụ thể là vật thể và phi vật thể.
Vấn đề là phải thờ phụng như thế nào và cách bài trí
bàn thờ ra sao và tại sao lại có quan niệm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét